BLOG

BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

11/10/2021

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Đốm trắng (Neoscytalidium dimidiatum)

1.1.Quy luật phát sinh gây hại:

Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa (tháng 5-11dl). Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 30-350C và ẩm độ càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan nhanh.

1.2.Khả năng gây hại

    Vết bệnh là những chấm trắng li ti nhỏ hơi lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, các vết bệnh phát triển lan rộng ra, liên kết nhau thành từng mãng lớn làm sần sùi bề mặt cành hoặc gây thối từng mảng lớn.

1.3.Biện pháp quản lý

Tỉa bỏ và tiêu huỷ các bộ phận cây bệnh.

Bón phân cân đối N-P-K, trung vi lượng

Bón phân hữu cơ hoai mục + nấm Tricho

Dọn sạch cỏ và thoát nước tốt cho vườn.

Khống chế tán trụ sống để thông thoáng

Phun thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Hexaconazole, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)

  • Bệnh đốm trắng ở cây thanh long và bệnh đốm nâu - Kỹ thuật phòng trừ
    Hình 1: (A) Bệnh đốm trắng trên trái thanh long; (B) Bệnh đốm trắng trên cảnh.

2. Đốm nâu (Gloeosporium agaves)

2.1. Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh phát sinh và gây hại nặng khi gặp điều kiện ẩm độ cao. Buổi sáng có sương mù nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh.

2.2. Khả năng gây hại

Bệnh đốm nâu trên thân và cành tạo thành những đốm tròn như mắt cua, màu nâu. Vết bệnh rải rác hoặc tập trung tạo thành những vết dọc theo thân cành. Các bệnh trên có thể làm thân cành phát triển kém, hoa và trái non bị rụng.

2.3. Biện pháp quản lý

Phòng trừ bằng chống úng và chống hạn cho cây.

Bón cân đối N-P-K và phân hữu cơ.

Khi phát hiện mới có bệnh dùng các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun ướt đẫm các ngọn và cành cây.

3. Nám cành (Macsonina agaves)

3.1. Quy luật phát sinh gây hại

Nắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Tác nhân là nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp. thuộc Họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconiales, Lớp Deuteromycetes.

   3.2. Khả năng gây hại 

Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.Bệnh tấn công trên thân cành và gây hại nghiêm trọng, tác động rất lớn đến năng suất thanh long.

3.3. Biện pháp quản lý

Vệ sinh ruộng trồng. Cắt tỉa cành bệnh.

Chống úng và chống hạn cho cây.

Bón phân cân đối N-P-K

Tăng cường phân hữu cơ cho cây.

Phun thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil).

4. Thối đầu cành (Alternaria sp.)

4.1.Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa.

4.2. Khả năng gây hại

Có thể gọi đó là bệnh thối ngọn hoặc thối đầu cành. Ngọn cành thanh long bị bệnh chuyển màu vàng, mềm ra, sau đó bị thối.

Cây bị bệnh phát triển chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh nặng làm cho cây bị chết ngọn và cành không thể phát triển được.

4.3. Biện pháp quản lý

Vệ sinh vườn cây, cách ly cây bệnh.

Khi phát hiện mới có bệnh dùng các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun ướt đẫm các ngọn và cành cây. Các thuốc này cũng phòng trừ được nhiều bệnh khác trên cây thanh long.

5. Thán thư (Colletotrichum gloeosporioides)

5.1. Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, khi cây ra cành non nhiều. Khi cây ra hoa nếu có mưa hay sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên và gây hại nặng thêm.

5.2. Khả năng gây hại

Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.

5.3. Biện pháp quản lý

Dọn cỏ, dây leo quanh vườn, tỉa cành, và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh.

Khi trồng trụ sống, cần chặt tỉa cành lá.

Rút râu đã héo rủ ở đỉnh tráii

Không tưới nước lên tán khi cây bệnh

Bón nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục.

Phun luân phiên các sản phẩm có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…

  • Các loại bệnh trên cây thanh long và cách xử lý bằng Quantum Growth
    Hình 2: (A) Thán thư trên cành thanh long; (B) Thán thư trên trái thanh long

6. Đốm đen/rỉ sắt (Bipolaris sp.)

6.1.Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm ướt, ẩm độ không khí 80-90% và nhiệt độ 20-300C

Bệnh thường tồn tại trong xác bả thực vật có trong vườn hoặc trên bông bị bệnh.

Bệnh có thể lây lan qua gió, mưa, côn trùng, từ cây bệnh sang cây khoẻ…

6.2. Khả năng gây hại

Vết bệnh xâm nhiễm từ rìa tai nụ hoa và lan dần vào bên trong, ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển thành dạng elip thuôn dài, lõm ở giữa. Khi bệnh tấn công ở vị trí đỉnh bông sẽ làm cho bông không nở được.

6.3. Biện pháp quản lý

Vệ sinh vườn, tiêu huỷ bộ phận bị bệnh.

Rút râu sau khi hoa nở khoảng 2-4 ngày

Phun hay các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… để nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm thông qua vết thương sau khi rút râu.

 

    TAGS :

    TIN MỚI