BLOG

GOLDTECH đồng hành cùng đồi chè Tuyên Quang đạt tiêu chuẩn VietGap

07/11/2019

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

        Thời gian qua, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015- 2020, các cấp, các ngành trong tỉnh Tuyên Quang đã xác định chè là loại cây trồng chủ lực của địa phương nên tập trung mọi điều kiện để phát triển. Việc tái cơ cấu ngành chè cũng đã giúp gia tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm chè đặc sản, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động, đồng thời tạo sự ổn định về kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn

         Đến nay, diện tích trồng chè trong toàn tỉnh đạt hơn 8.700 ha; năng suất chè búp tươi cũng tăng trưởng đều qua từng năm, từ 72,7 tạ/ha nay đã tăng lên 80,4 tạ/ha. Tổng sản lượng chè búp tươi đạt hơn 65.600 tấn (tăng gần 3.500 tấn so với thời điểm năm 2014) và đạt 93% so mục tiêu đến năm 2020. Nhờ đó, giá trị sản xuất từ cây chè chiếm 7,64% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh. Đáng chú ý, từ khi tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành chè theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với việc xây dựng thương hiệu, các đơn vị trồng chè đã luôn chú trọng đề cao quy trình sản xuất sạch. Kết quả, toàn tỉnh hiện có 44,17 ha chè được chứng nhận VietGAP. Nhờ tích cực đi theo hướng sản xuất sạch nên giá trị và thương hiệu của sản phẩm chè hiện đã được nâng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và phục vụ việc xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh đang có 45 doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh chế biến, tiêu thụ chè. Sản phẩm chè luôn được bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng cam kết của doanh nghiệp đã ký với đối tác (tiêu chuẩn của EU). Nhờ đó, giá thành sản phẩm trong khâu chế biến giảm xuống, giá bán chè khô tăng lên qua từng năm.
        Để đạt được những thành tựu đó người dân đã chịu khó học hỏi, trồng trọt theo đúng hướng các sản phẩm phân bón được mang vào sử dụng đều là phân hữu cơ trong đó có dòng sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học GOLDTECH được người dân Tuyên Quang sử dụng rất phổ biến mang lại hiệu quả cao đồng thời, các vườn chè trở nên khỏe mạnh hơn, ít sâu bệnh, sản lượng của vườn chè tăng bình quân 10% ngay trong năm đầu không sử dụng, trong khi chi phí thuốc bảo vệ thực vật và công phun giảm khoảng 50%. Nhờ vậy, sức khỏe của chính những người làm chè cũng dần được cải thiện, môi trường sinh thái được bảo vệ. Đối với các hộ trồng chè, thu nhập đã tăng bình quân từ 40%- 50% so với trước nên bà con đều rất phấn khởi
       Điển hình như: nhà anh Lý thôn Mỹ Bình, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang có kinh nghiệm lâu năm trong trồng chè đã sử dụng phân bón hữu cơ sinh học GOLDTECH được 2 năm thấy rất hiệu quả, năng suất tăng gấp đôi so với khi không sử dụng. Anh phấn khởi chia sẻ:

VIDEO CHIA SẺ THỰC TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG CHÈ TẠI TUYÊN QUANG

                                                                                                                                                                                             Nguồn: Cổng ĐT HND

TAGS :

TIN MỚI