BLOG

Chăm sóc tỏi đạt năng suất cao

20/11/2019

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

1. Giặm tỉa tỏi sau trồng

1.1. Mục đích của giặm, tỉa

- Đảm bảo khoảng cách, mật độ cho ruộng tỏi

- Tập trung dinh dưỡng cho các cây còn lại

1.2. Giặm tỏi

Sau khi trồng 5 - 7 ngày, cây tỏi mọc và hồi xanh cần kiểm tra ruộng tỏi để giặm những cây bị chết bằng củ giống vào nơi thiếu cây. Việc giặm  phải được thực hiện sớm để cây mọc đồng đều.

2. Làm cỏ, xới đất

2.1. Tác hại của cỏ dại

- Tranh chấp ánh sáng, nước, dinh dưỡng với tỏi.

- Cỏ dại là nơi tồn tại và lây lan của nhiều loại sâu bệnh hại, do đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm cấp củ.

2.2. Tác dụng của xới xáo đất

Xới xáo là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:

- Ở giai đoạn đầu, giúp cho cây con sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe hơn.

- Giúp bộ rễ cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, tăng khả năng hút dinh dưỡng, hút nước.

- Xới xáo làm lớp đất mặt quanh bộ rễ tơi xốp, thông thoáng; chế độ nhiệt, ẩm độ được duy trì ổn định sẽ giúp cây hút dinh dưỡng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

- Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt để cung cấp cho cây.

- Khi bón thúc phân bón cho cây phải kết hợp với xới xáo đất, có tác dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón.

- Xới xáo cũng là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại rất có hiệu quả và an toàn.

2.3. Yêu cầu kỹ thuật làm cỏ, xới đất

- Làm sạch cỏ trên ruộng tỏi

- Làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với tỏi, nhổ sạch cỏ dại mọc quanh gốc và luống tỏi.

- Làm cỏ không ảnh hưởng đến cây tỏi

- Yêu cầu kỹ thuật vun xới

+  Thường tiến hành kết hợp với các lần bón thúc.

+  Xới vào những ngày thời tiết không mưa.

+ Xới nhẹ quanh mép và vét luống, không xới sâu và sát ảnh hưởng đến rễ tỏi.

Tỏi có thể xới từ 3- 4 lần tùy theo từng giống:

Lần 1: sau trồng 10 - 15 ngày, xới sâu rộng khắp mặt luống, kết hợp bón thúc đạm lần 1.

Lần 2: sau trồng 25 - 30 ngày, bón thúc lần 2

Lần 3: sau trồng 40 - 45 ngày xới hẹp xung quanh gốc, bón thúc lần 3

Tỏi là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng phong phú. Vì vậy cần phải cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt chu kỳ sống của cây.

Tuy nhiên phân bón cho tỏi phải là phân đã qua chế biến như phân hữu cơ hoai mục, phân vô cơ N, P, K hoặc các loại phân tổng hợp NPK, phân vi sinh hoặc kết hợp dùng các loại phân bón lá như GoldTech… Nghiêm cấm sử dụng các loại phân tươi, phân chưa hoai để bón.

3. Kỹ thuật bón phân thúc cho tỏi

Phân bón thúc cho cây tỏi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác và các giống tỏi khác nhau.

Bón phân thúc cho cây tỏi có nhiều cách bón: bón trực tiếp, hòa vào nước tưới, phun lên lá..., có thể bón phân đơn hoặc dùng phân hỗn hợp NPK thì tùy theo điều kiện và tập quán canh tác của từng vùng. Diện tích là 1000 mét vuông.

Cách bón: Bón theo hàng, hốc hoặc hòa vào nước để tưới.

Bón thúc lần 1: sau khi trồng 7 - 10 ngày, tưới 5 - 10 kg urê

Bón thúc lần 2: sau trồng 15 - 20 ngày, tưới 10 - 15 kg NPK + 5 kg urê.

Tưới phân cho ruộng tỏi

Bón thúc lần 3: sau trồng 30 ngày, tưới 10 - 15 kg NPK + 5 kg urê

Bón thúc lần 4: sau trồng 40 ngày, tưới 10 - 15 kg NPK + 5 kg kali

Ngoài ra  kết hợp với việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cung cấp dinh dưỡng đầy đủ đa trung vi lượng cân đối và cần thiết cho cây phát triển tốt nhất đồng thời giảm được 30 – 40% lượng phân hóa học. Cách dùng như sau:

- Thời kỳ sau trồng 7 – 10 ngày: phun phân GoldTech 2 ml G05 với 18 – 20 lít nước giúp tỏi ra rễ khỏe, tăng khả năng thích nghi với các điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng

- Thời kỳ phát triển thân lá: định kỳ 10 -15 ngày phun phân Goldtech G05 với tỷ lệ 2 ml phân bón với 16 – 18 lít nước giúp tỏi nhanh lớn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thân lá mập cứng cấp giúp đẩy nhanh thời kỳ hình thành củ

-Thời kỳ hình thành củ: Bắt đầu cây có củ có thể phun 2-3 lần liên tiếp để chăm sóc củ, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày với tỷ lệ 2 ml phân bón G05 với 16 lít nước phun đẫm thân lá, cho củ phát triển đều, tăng sức đề kháng, cho năng suất cao.

Phun phân bón lá cho cây tỏi ta

Nguồn than khảo: Giáo trình trồng và chăm sóc cây tỏi - Bộ NN&PT NT

 

TAGS :

chamsoctoi Goldtech G05 năng suất tăng 30% Phân hữu cơ sinh học

TIN MỚI