BLOG

DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG

10/10/2019

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh

Cây thanh long thuộc họ xương rồng là cây ăn trái thích hợp với khí hậu nhiệt đới chịu hạn tốt, nhiệt độ thích hợp 21-29oC nhiệt độ tối đa khoảng 38-40oC, lượng mưa 800-2000mm/năm. Cây thanh long chịu ảnh hưởng quang kỳ, ra hoa trong đều kiện ngày dài.
Cây thanh long là loại cây lâu năm, thời gian sinh trưởng quanh năm. Thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như đất phèn nhẹ, đất phù sa không nhiễm mặn pH thích hợp 5.5-6.5. Ngoài vụ chính cây tự ra hoa, thời gian còn lại có thể điều khiển ra hoa bằng cách xử lý chiếu sáng vào ban đêm.
Mật độ trồng thích hợp  1000-1200 trụ/ha. Giống phổ biến giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ. Thích hợp với nhiều loai đất như đất sét, đất phèn đất giàu dinh dưỡng cho đến đất xám bạc mà

Nhu cầu dinh dưỡng

Hiện chưa có nhiều thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Đạm là nguyên tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây, kiến tạo năng suất. Thiếu đạm cây sẽ bị vàng và sinh trưởng chậm. Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây, có tác dụng thúc đẩy bộ rễ phát triển. Kali là nguyên tố quan trọng ở nhiều khía cạnh: đồng hóa cacbon, hình thành protein, vận chuyển đường, ...
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây thanh long hút nhiều chất kali nhất, sau đó đến đạm và lân. Ngoài ra, cây cần một số nguyên tố trung lượng như: Canxi, Magiê, lưu huỳnh. Đặt biệt, cây thanh long rất cần các chất vi lượng như kẽm, sắt, mangan, bo, molypden.
- Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, từ khi trồng mới đến 1-2 năm tuổi. Cây cần nhiều đạm để phát triển thân, cành; lân cao để phát triển bộ rễ, nhiều chồi; kali giúp cho cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh, trung vi lượng vừa đủ giúp cho cây phát triển cân đối.
- Ở giai đoạn kinh doanh, cây cho trái ổn định và đi vào khai thác, cây cần kali cao, đạm khá, lân vừa đủ, trung vi lượng thích hợp nhằm nuôi trái to đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, chín đồng loạt.
- Theo (Ke, 1997) cây thanh long ở cuối năm thứ 3 lượng phân NKP cần cung cấp 540g N; 720g P2O5 và 320g K2O công với 20 kg phân chuồng hoai mục.

Vai trò của trung, vi lượng với cây thanh long

Ma giê (Mg) có tác dụng tạo diệp lục, có vai trò lớn giúp tăng chất lượng quả, tăng hàm lượng đường và hượng vị của quả. Qua thực tế sản xuất nhiều chủ vườn trồng thanh long nhận xét: Phân Goldtech giúp thanh long phát triển nhanh khoẻ mạnh, cây cành mập vươn dài, hạn chế bệnh đốm trắng, thối cuống, thối rễ, ruồi đục trái… ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả to, vỏ quả bóng dày, mỡ màng, tai cứng, ruột chắc, tăng vị ngọt mát và dễ bảo quản.

Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein được vững chắc.

Đồng(Cu): là thành phần của men Oxydase và thành phần của nhiều enzimascorrbic, Phenolase... Xúc tiến quá trình hình thành Vitamin A

Molypđen(Mo): Xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm của cây là thành phần của men khử nitrat và men nitrogense

Sắt (Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.

 Kẽm (Zn): Kẽm hoạt động như là thành phần kim loại của enzyme hoặc cofactor của nhiều enzyme (về cấu trúc, chức năng hoặc điều hòa). Vì vậy khi thiếu Zn làm thay đổi quá trình biến dưỡng và quá trình này rất phức tạp. Thiếu Zn liên quan tới làm giảm sự biến dưỡng carbohydrate và sự tổng hợp protein. - Tryptophan và sự tổng hợp IAA: theo Skoog (1940) thì hàm lượng auxin ở các đỉnh chồi của cây thiếu Zn cực kỳ thấp.Hơn nữa, mức độ auxin bị giảm trước khi xuất hiện triệu chứng thiếu; và sau khi cung cấp Zn trở lại thì mức độ auxin lại gia tăng nhanh chóng trước khi sinh trưởng được phục hồi (Tsui, 1948). Ở đất có Zn hữu dụng thấp, bón nhiều phân P có thể gây ra sự thiếu Zn và làm gia tăng nhu cầu Zn của cây.

Bo: Sự kéo dài tế bào: Bohnsack và Albert (1977), thừa nhận rằng sự tích lũy IAA ở mức cận tối hảo ở đỉnh rễ thiếu Bo làm giảm sự kéo dài rễ và sau đó kích thích sựu tổng hợp IAA oxidase - Sự biến dưỡng carbohydrat và protein: sự tổng hợp chất của vách tế bào và sự vận chuyển đường - Tính thấm của màng - Sự nảy mầm của hạt phấn và phát triển của ống phấn

Phân bón nào phù hợp với thanh long?

GOLDTECH là phân hữu cơ sinh học không phải là phân hoá học nên rất thân thiện với môi trường, phù hợp với sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP và GlobalGAP. Các chất này được phối trộn với tỷ lệ cân đối, hợp lý đáp ứng với yêu cầu của từng cây và từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

-  Phân bón cao cấp Goldtech cung cấp đầy đủ các khoáng chất đa lượng, trung vi lượng tổng hợp cần thiết cho cây trồng dưới dạng chelate như: Zn, Cu, Fe, Mn, Mg, Mo, Co… Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung các tinh dầu hữu cơ như tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế có tác dụng xua đuổi côn trùng cực mạnh. Được áp dụng công nghệ sinh học, đất hiếm và tế bào gốc, kết hợp với các thành phần hữu cơ, cung cấp quá trình tái tạo tế bào và tổng hợp vitamin tạo nên chất lượng sản phẩm.

- Phân bón còn ứng dụng công nghệ Nano vào sản phẩm phân bón cao cấp Goldtech nên tốc độ thẩm thấu dinh dưỡng nhanh giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, cây cực khỏe, tăng khả năng kháng bệnh, chịu hạn, chịu lạnh, chịu sương muối tốt, tăng năng suất, chất lượng.

- Các thành phần nano đồng, bạc, silica giúp tăng khả năng kháng nấm bệnh và vi khuẩn, tăng sức đề kháng của cây, giảm chi phí thuốc BVTV.

Ngoài ra, các chất trung và vi lượng còn khử chua, khử và trung hoà các chất độc hại, bổ sung các chất dinh dưỡng mà đất đang thiếu hụt, cải tạo lý hoá tính của đất giúp thanh long phát triển bền vững.

Cách bón phân GoldTech G05 cho thanh long:

 Giai đoạn mùa

Phun: Pha 2 ml G05 cho bình 18L ( phun đẫm tàu và trái )

Định kỳ:7 ngày phun 1 lần

Tưới gốc: pha 100 ml G05 cho 200 L nước tưới gốc định kỳ 15 ngày 1 lần

Giai đoạn chong đèn:

Nuôi dây, nuôi tầu:

+ Pha 2 ml G05 cho bình 18 lít ( phun ướt đẫm, định kỳ 7 ngày phun 1 lần )

+ Pha 100 ml G05 cho 200 L nước tưới gốc định kỳ 15 ngày tưới 1 lần

  • Sau khi chong đèn: Pha 3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm )
  • Giai đoạn nuôi bông: Pha 2-3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm, định kỳ 7 ngày phun 1 lần )
  • Sau khi rút bông: Pha 3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm cành và trái)
  • Giai đoạn nuôi trái: Pha 3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm cành và trái, định kỳ 7 ngày phun 1 lần )
  • Giai đoạn trái chín: Pha 4 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm cành và trái khi thu hoạch 3 ngày )

TAGS :

TIN MỚI