HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CHÈ VỤ ĐÔNG NĂNG SUẤT CAO
08/11/2019
-Nguyễn Thùy
-0 Bình luận
Kỹ Thuật Chăm Sóc Chè Vụ Đông
1. Khó khăn khi sản xuất chè vụ đông
Nhiệt độ không khí có vai trò quan trọng đến sự phát động, hình thành và sinh trưởng của mầm chè, do đó ảnh hưởng đến thời vụ thu hoạch búp chè, khoảng thời gian giữa hai lứa hái và năng suất vườn chè (Carr, 1972). Trong khi đó với điều kiện khí hậu khu vực phía Bắc có một mùa đông lạnh kết hợp với sương muối gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất chè của bà con.
- Khó khăn do nhiệt độ thấp:
+ Hình thành nhiều búp mù.
+ Tốc độ sinh trưởng của búp chậm.
+ Giảm khả năng tích lũy tannin trong búp chè.
- Khó khăn do sương muối gây ra:
+ Gây hiện tượng cháy búp chè.
+ Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Với những tác động của thời tiết dẫn đến năng suất và chất lượng chè vụ đông của bà con sản xuất giảm đi nhiều so với chính vụ
2. Vì sao nên biết kỹ thuật canh tác chè vụ đông
- Chè vụ đông có chất lượng tốt, vị đậm và thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Giá bán cao hơn chè chính vụ, đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ chè rất lớn.
- Làm trái vụ nên chè ít sâu bệnh, không cần phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
- Tuy nhiên, do người dân làm chè tự phát, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất chưa cao.
3. Hướng dẫn cơ bản kỹ thuật canh tác chè vụ đông
Cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh trong điều kiện:
- Nhiệt độ: + Nhiệt độ không khí 15-230C
+ Nhiệt độ đất 18-250C
- Ẩm độ: + Ẩm độ đất: 80 – 85% sức chứa ẩm tối đa.
+ Ẩm độ không khí: 75 – 80% hoặc > 80%.
Đối với thời tiết mùa đông của khu vực phía Bắc để sản xuất chè vụ đông cần sử dụng một số kỹ thuật sau đây:
- Ngay từ đầu tháng 8, sau khi thu hái lứa chè chính vụ cuối cùng, bà con có thể tiến hành cúp tán và tập trung chăm sóc để thu hái lứa chè đông.
- Đảm bảo hệ thống nước tưới liên tục tối thiểu từ 5- 7 ngày phải tưới 1 lần, giúp đủ ẩm để cây sinh trưởng và phát triển.
- Bà con nên ủ phân vi sinh từ rơm rạ để bón bổ sung, kịp thời cung cấp dinh dưỡng và giữ ấm cho cây chè vụ đông.
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cây đặc biệt là dinh dưỡng vi lượng giúp cây khỏe hơn và tăng khả năng chống chịu.
Về mùa đông, khi nhiệt độ của đất hạ xuống đến 10-120C, sự hút nước và chất khoáng của cây trồng bị đình trệ. Để đảm bảo được đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển bà con cần tiến hành bổ xung phân bón qua lá cho cây. Đặc biệt phân bón hữu cơ sinh học GoldTech G05 với các thành phần dinh dưỡng: Chất hữu cơ: 23%, Axit humic: 2,5%, Axit fulvic: 3,2%, N: 7%, P2O5: 3%, K2O: 8%, S:2%, Mg: 0,5%, Fe: 1213ppm, Zn: 1517ppm, Cu: 1311ppm... . Phân bón cao cấp Goldtech không những cung cấp đầy đủ các khoáng chất đa lượng, trung vi lượng tổng hợp cần thiết cho cây trồng dưới dạng chelate như: Zn, Cu, Fe, Mn, Mg, Mo, Co… mà còn áp dụng công nghệ Nano Bạc, Nano Silica… kết hợp các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên như dầu nành, dầu dừa, dầu neem, dầu oliu…Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung các tinh dầu hữu cơ như tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế có tác dụng xua đuổi côn trùng cực mạnh
Khi sử dụng phân bón GoldTech G05 mang lại cho bà con và cây chè nhiều lợi ích:
- Hạn chế hiện tượng khô đầu cành.
- Tăng số búp bật trên đầu cành, giảm tỷ lệ búp mù.
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển của búp chè, rút ngắn thời gian .
- Giảm tỷ lệ búp xòe, giúp tăng chất lượng của chè.
- Giảm hiện tượng cháy do sương muối gây ra.
- Giúp cây vẫn có đủ dinh dưỡng để sản xuất cho vụ chè chính năm sau.
- Từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng chè vụ đông cho bà con sản xuất mà vẫn đảm bảo được sức của cây.
- Bên cạnh đó phân bón hữu cơ sinh học GoldTech G05 còn giúp cải tạo lại hệ sinh thái đất làm đất tơi xốp hơn và làm trẻ hóa những vườn cây già cỗi không cho năng suất cao.
Việc sử dụng GoldTech G05 trên cây chè vào vụ đông
- Sử dụng 2ml phân bón pha với 18-20L nước để phun đẫm cho chè
- Định kỳ 7-10 ngày phun tưới 1 lần
- Có thể kết hợp chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật.