BLOG

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hành Củ

20/11/2019

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

            Hành tím là loại thực phẩm gia vị quen thuộc đối với đại đa số gia đình Việt. Hành chứa nhiều tinh dầu, hành thơm, cho hương vị của món ăn thêm hấp dẫn. Không những vậy hành tím còn có rất nhiều công dụng phòng trị bệnh, bởi nhiều công dụng kháng khuẩn chống viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ cholesterol...

Hành tím với những công dụng ấy được ví như vua của các loại rau nên được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu được trồng vào vụ đông sau khi kết thúc hai vụ lúa.

1. Thời vụ

  • Trồng giữ giống vào tháng 2-3 dương lịch.
  • Trồng hành thương phẩm vào tháng 9,10,11 âm lịch, thu hoạch tháng 11,12,1 âm lịch.
  • Đa số các loại giống có thời gian sinh trưởng 60-65 ngày.

2. Kỹ thuật trồng

  • Chuẩn bị đất
  • Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng.
  • Làm đất: Đất cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3-5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đất trồng hành là đất sét thì cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp.
  • Làm liếp:             

+ Liếp cao 15-20cm.

+ Mặt liếp rộng 0,7-0,9m.

+ Khoảng cách mương giữa 2 liếp 20-30cm.

3. Chọn giống, mật độ trồng

  • Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu bệnh.
  • Trước khi trồng, lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng thuốc: Copper-zinc, Aliette, Mancozeb, Rampart hoặc Kasuran.
  • Pha 2ml phân bón GoldTech với 16 lít nước phun xử lý giống trước khi trồng giúp cho cây nảy mầm nhanh, đồng đều, tỷ lệ nảy mầm cao giúp giảm hao hụt giống cho bà con đồng thời tốc độ phát triển bộ rễ nhanh
  • Khoảng cách trồng:

+   Hàng cách hàng: 12-15cm.

+ Cây cách cây 10-15cm.

  • Mật độ 4000-4500 bụi/1000m2, trồng 1-2 củ/hốc. Nếu đất sét, cắm củ sâu 2/3 lớp đất mặt; nếu đất cát, cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong, phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước.

4. Kỹ thuật chăm sóc

  • Bón phân: Cho 1 sào BB (360m2 )
  • Bón lót: Cần có phân chuồng hoai mục 5- 6 tạ/sào, cùng 25kg NPK(5:10:3) hoặc 10kg phân NPK Đầu Trâu 13-13-13 +TE.
  • Bón thúc:

Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech:

Để tưới: Pha 2ml phân hữu cơ sinh học GoldTech với 8-10L nước.

Để phun: Pha 2ml phân hữu cơ sinh học GoldTech với 16-18L nước.

Cách bón:

           +Lần1(7-10 NST): 2kg urê + 3,5kg supe lân + 1kg kali + Phân GoldTech.

( Giai đoạn này phân GoldTech giúp cây phát triển nhanh và đồng đều, đặc biệt hạn chế chết, chột cây con )

+Lần 2(25-30 NST): 4kg urê + 5kg supe lân + 2kg kali + Phân GoldTech.

( Giai đoạn này phân GoldTech giúp cây sinh trưởng phát triển nhanh, đồng đều, cây, lá to dài có mầu xanh đậm và dài hơn. Đặc biệt thân, lá cây có sức vươn và cứng cáp hơn nên có khả năng kháng cự với điều kiện thời tiết bất thuận: lạnh giá, sương muối, khô hạn,… )

+Lần3(40-50 NST): 1kg urê +3,5kg supe lân + 3kg kali + Phân GoldTech.

 ( Giai đoạn này là lúc củ đang phát triển mạnh, việc sử dụng phân GoldTech sẽ giúp cho củ có đủ dinh dưỡng để phình to đặc biệt hạn chế hiện tượng rút ruột.)

    +Lần4(Sau lần 3 từ 7-10 ngày): Định kỳ 1 tuần/lần dùng 0,5 lạng kali trắng và phân GoldTech phun, tưới cho cây. Việc sử dụng phân định kỳ làm cho lá ít xuống tạo điều kiện cho cây tăng lượng tích trữ vào củ làm củ đạt kích thước và trọng lượng cao hơn tạo năng suất cao cho bà con

 

Hành sinh trưởng nhanh và phát triển nhiều thân lá mà bộ rễ hành lại yếu, bên cạnh đó hành cần rất cần các nguyên tố vi lượng (Cu, Bo, Mn,...) nên cần bổ xung phân bón hữu cơ sinh học GoldTech qua lá để đáp ứng đủ và kịp thời dinh dưỡng cho cây trồng.

Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech giúp cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh, kích thước củ lớn hơn cũng như giảm tỷ lệ sâu bệnh hại trên ruộng sản xuất.

  • Chăm sóc khác
  • Thường xuyên giữ ẩm 70 – 80% độ ẩm đất, gió bấc hanh khô cần tưới nhiều, không tưới đẫm khi gió đông để hạn chế bệnh hại.
  • Thời kỳ hành bắt đầu xuống củ, nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”.
  • Vào dịp cuối năm thường có mưa phùn hoặc sương muối, sương giá, vì vậy phải kiểm tra xem nước mưa hay sương có độ pH là bao nhiêu để tác động tránh hiện tượng cháy lá tạo cho vi khuẩn héo xanh, nấm thán thư, sương mai xâm nhập.
  • Thu hoạch
  • Khi củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngả 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2 – 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa.
  • Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo.
  • Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tồn trữ.

Tác giả: KS. Trung tuyến

TAGS :

Goldtech G05 hanhcu Phân hữu cơ sinh học quytrinhchamsochanh

TIN MỚI