Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Na
11/12/2019
-Nguyễn Thùy
-0 Bình luận
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Na
( Mãng Cầu Ta)
Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi là một loài thuộc chi Na (Annona) có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Do đặc tính thích nghi rộng nên cây được trồng phổ biến ở nhiều khu vực trên cả nước. Trong khi thịt quả có chứa vitamin C, A, B2 và B6 cùng một số vi lượng Mg , K... nên rất có lợi cho sức khỏe. Bài viết dưới đây giới thiệu cho bà con nông dân và bạn đọc nắm rõ được quy trình trồng và chăm sóc cây na chuẩn, hiệu quả và năng suất cao.
1. Giống
Ở miền Bắc:
- Na bở: khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chưa chín hẳn có thể đã nứt.
- Na dai: các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của na dai cao hơn na bở.
Ở miền Nam:
- Mãng cầu dai (mãng cầu Cấp): dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng xù xì và múi không đều, không mọng, nhưng có mùi thơm và vị chua ngọt rất hấp dẫn.
2. Kỹ Thuật Nhân Giống
Nhân giống bằng hạt:
- Do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm.
- Xử lý hạt bằng cách: Xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric. Ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 - 20 phút. Hạt nảy mầm sau 2 tuần lễ, trồng sau 2 - 3 năm cây cho trái.
Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành:
- Chọn cây mẹ có đặc tính như: trái to, ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao.
- Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt, gốc ghép phải 1 - 2 tuổi, cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên .
3. Thời Vụ
Miền Bắc:
- Trồng vào mùa xuân thì khoảng tháng 2 và tháng 3.
- Trồng vào mùa thu sẽ trồng vào tháng 8 và tháng 9.
Miền Nam:
- Thường được trồng vào đầu mùa mưa là tháng 4 và tháng 5.
4. Chuẩn Bị Đất
- Na không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp, dễ thoát nước và có độ pH trung bình từ 5,5 - 6.
- Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
- Hố trồng cây na cần được đào rộng và sâu khoảng 50cm.
- Khoảng cách trồng cây na là 3 x 3m hay 3 x 4m.
5. Kỹ Thuật Trồng
Đối với na gieo từ hạt:
- Cây con 2 - 3 tháng tuổi cao 20 - 25cm, có 5 - 6 lá thật, thân mập thì đem đi trồng.
- Tiến hành rạch ni lông sau đó đặt cây vào giữa hố đã đào sẵn, san đất xuống hố và nệm đất cao hơn gốc cây một chút.
Đối với cây giống ghép cành:
- Bà con cũng trồng tương tự như thế.
- Sau trồng dùng tay nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay, dùng cóc cắm để giữ cho cây đứng vững. Có thể tiến hành trồng xen vào chỗ trống trong vườn đã có các cây ăn quả lâu năm.
6. Chăm Sóc
- Bón phân:
Tuỳ theo độ tuổi của cây na mà tiến hành lượng phân bón cho phù hợp, lượng phân bón cho cây na trong 01 năm là:
- Từ 1- 4 năm tuổi: 15-20kg phân chuồng, 0,7kg phân đạm, 0,4kg phân lân và 0,3kg kali.
- Từ 5- 8 năm tuổi: 20-25kg phân chuồng, 1,5kg phân đạm, 0,7kg phân lân và 0,6kg kali.
- Trên 8 năm tuổi: 30-40kg phân chuồng, 1,7kg phân đạm, 0,8kg phân lân và 0,8kg kali.
- Phân bón hữu cơ sinh học GoldTech: dùng 2ml phân bón với 20 -25 lít nước phun định kỳ 15-20 ngày/lần.
Tiến hành bón phân vào các thời kỳ:
- Khi cây đón hoa vào tháng 2-3.
- Thời kỳ nuôi cành nuôi quả vào tháng 6-7.
- Bón thúc và vun gốc vào tháng 10-11.
Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech giúp cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh, giúp cây nhanh tiến vào giai đoạn kinh doanh, đặc biệt tăng số lượng hoa và tỷ lệ đậu hoa và quả, đồng thời quả phát triển nhanh tăng kích thước và mẫu mã của quả.
- Cắt tỉa:
Công việc này được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch kết hợp với việc bón phân cơ bản hàng năm cho na.
- Với những cây già, yếu, nhiều sâu bệnh, quá cao… dùng cưa hoặc dao sắc đốn cách gốc 80-100cm (phía trên các chạc 2, chạc 3 khoảng 20cm).
- Cắt xong dùng boóc đô 3% quết lên vết cắt vừa để hạn chế cây bốc hơi nước, vừa để chống nhiễm khuẩn cho cây nhanh liền sẹo.
Với những cây na đang thời kỳ sung sức nhưng phát triển quá rậm rạp, ít quả thì cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy cắt bỏ tất cả ngọn ở nơi tiếp giáp giữa cành bánh tẻ và cành non.
7. Thu Hoạch
- Dấu hiệu na chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (na mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “na bở” kẽ nứt toác.
- Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là na dai, vẫn dễ nát.