BLOG

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

13/12/2019

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Sau Trồng

 Cây Nhãn

1. Thời Vụ

Thời vụ trồng nhãn khu vực phía Bắc:

  • Vụ xuân: Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 3 - 4 hàng năm.
  • Vụ thu: Nên trồng vào các tháng 8, 9 và 10.

2. Chuẩn Bị Đất

  • Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng cần đất ẩm, ưa loại đất mặt phù sa, nhiều màu; đất đồi phải có tầng dày trên 70 cm, độ dốc thấp dưới 250.
  • Kích thước hố trồng thay đổi tuỳ thuộc vào loại đất, địa hình:

+ Đất đồi núi: 1 x 1 x 1m.

+ Đất đồng bằng: 0,8 x 0,8 x 0,8m

                    + Đất xói mòn: 1,5 x 1,5 x 1m..

  • Bón lót: lượng bón tính trên 1 hố

+ Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg

+ Phân supe lân: 0,5 - 0,8 kg

+ Phân kali clorua: 0,4 - 0,6 kg

+ Phân vôi bột: 0,2 - 0,5 kg

  • Trước khi trồng tử 1-2 tháng bà con tiến hành đào hố rồi trộn đều phân và đất rồi cho vào hố lấp ủ.

3. Mật Độ Và Kỹ Thuật Trồng

  • Mật Độ

Với cây nhãn, có thể chọn khoảng cách trồng là 6 x 5m, 6 x 6m, tương đương với mật độ 300 - 350cây/ha.

  • Kỹ Thuật Trồng

Cành chiết ra rễ, cắt hạ xuống, gỡ vào bầu hoặc vườn ươm để bộ rễ phát triển đầy đủ thì khi trồng tỷ lệ sống mới cao.

Ở vùng đất cao dễ thoát nước:

+ Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con.

+ Nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặt bầu cây vào lỗ sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 - 3cm, lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc.

Ở vùng đất thấp dễ úng nước:

          + Khoét lỗ nông, trồng bầu nổi cao hơn mắt đất 3 - 5cm.

          + Với cây ghép cần xé bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp kín mặt bầu, lèn đất chặt.

Trong quá trình lấp đất cần chú ý điều chỉnh cho thân cây ở tư thể thẳng đứng vuông góc với mặt đất. Tưới đẫm nước, lấp đấp bổ sung sau khi tưới. Tiếp theo đó là cố định cây, tủ gốc và thường xuyên giữ ẩm cho cây.

4. Chăm Sóc Cây Sau Trồng

Sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

https://dacsandiaphuong.bacgiang.gov.vn/documents/7003875/7003997/32330_hqdefault.jpg/e081bcb8-eb66-4e3e-8c83-ebcf098a0e79?t=1538709224000

Cắt tỉa:

  • Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. 
  • Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,…
  • Nên tỉa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 vào những ngày nắng (thời gian sau vụ thu hoạch quả).

Làm cỏ, xới xáo:

  • Làm cỏ thường xuyên tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại.
  • Kết hợp xới xáo đất làm thông thoáng giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất. Không dùng cuốc lưỡi xới sâu làm tổn thương bộ rễ.
  • Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn (ảnh hưởng đến rẽ non phát triển )

Tưới, tiêu nước:

  • Nhãn rất cần nước, nhưng lại chịu úng kém, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt.

Phân bón:

  • Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech với nồng độ 2ml phân bón với 18-20 lít nước phun định kỳ cho cây 15-20 ngày/lần.
  • Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học giúp cây đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, giúp cây tiến nhanh vào giai đoạn kinh doanh. Sức phát triển mạnh giúp cây có được cơ sở để cho năng suất về sau.

TAGS :

Goldtech G05 kỹ thuật trồng nhãn Phân hữu cơ sinh học

TIN MỚI