KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ AN TOÀN
23/10/2019
-Nguyễn Thùy
-0 Bình luận
1. Kỹ thuật trồng
- Thời vụ: Có hai thời vụ trồng chính là vụ xuân (tháng 2,3) và vụ thu (tháng 8,9,10). Vùng chủ động tưới có thể trồng quanh năm.
- Giống chè: Sử dụng các giống chè xanh chất lượng, trong danh mục giống cây trồng được Bộ NN-PTNT cho phép.
- Chuẩn bị đất trồng: Thiết kế đồng bộ ngay từ đầu hệ thống đường, các công trình phụ trợ, cây che bóng, cây phân xanh. Nơi có độ dốc bình quân < 8 độ thiết kế hàng chè thẳng theo hàng dài nhất, song song với đường bình độ chính, hàng cụt bố trí ở phía rìa ô. Nơi có độ dốc bình quân > 8 độ, thiết kế hàng chè theo hàng đồng mức, hàng cụt bố trí xen kẽ và tập trung thành hàng đôi.
- Kỹ thuật làm đất: Đất trồng phải được cày sâu, vùi lớp đất mặt xuống dưới. Đào rãnh trồng chè với khoảng cách 1,3 - 1,35m; Rạch đào với kích thước 40 x 40cm.
- Bón phân lót: Phân hữu cơ ủ hoai mục 20 - 30 tấn/ha. Phân P2O5: 100 - 150 kg/ha (tương đương 600 - 800 kg supe lân/ha); Cách bón: Trộn phân hữu cơ với phân lân rải đều lên rạch hàng đã đào sau đó phủ kín đất tơi xốp lên trên cách mặt đất 5 - 10cm.
- Kỹ thuật: Hàng cách hàng 1,3 - 1,35m, cây cách cây 0,35 - 0,4m tương ứng với mật độ 20.000 - 22.000 cây/ha. Trên hàng chè đã bón lót, cuốc hố trồng sâu 20 - 25cm, đặt bầu chè theo một hướng xuôi chiều gió chính, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu sau đó lấp phủ lớp đất tơi trên cổ rễ. Trồng xong tủ cỏ, rác không có khả năng tái sinh hai bên hàng chè.
- Trồng cây phân xanh (cây cốt khí) với lượng hạt 7 - 10kg/ha, trồng trên hàng xông của rạch chè, cách gốc chè ít nhất 40cm về mỗi bên.
- Trồng cây bóng mát cứ 6 - 8 hàng chè trồng 1 hàng cây bóng mát bằng các loại cây bộ đậu (muồng lá nhọn, muồng hoa vàng...), trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, mật độ từ 150 - 200 cây/ha.
2. Chăm sóc
a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Kỹ thuật đốn tạo hình: Khi nương chè có khoảng 70% số cây cao từ 65 - 70cm, đường kính gốc > 1,0cm tiến hành đốn tạo hình. Lần 1 khi cây chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 20 - 25cm, đốn cành bên 35 - 40cm. Lần 2 khi cây chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 - 35cm. Thời vụ đốn từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.
- Kỹ thuật hái tạo hình: Đối với chè 1 tuổi từ tháng 10 hái bấm ngọn những cây cao từ 60cm trở lên để hạn chế phát triển chiều cao cho chè sinh trưởng phát triển bề ngang.
Sử dụng phân bón GoldTech G05
Cách pha: Pha 2ml phân bón với 20 lít nước. Phun đẫm thân, cành, lá.
Lần 1: Chè trồng xong ta nên chăm sóc bằng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech G05 ngay, giúp cây bật rễ nhanh, cây khỏe, nảy chồi, đẻ nhánh khỏe và nhiều cấp cành, cho thu hoạch sớm, cây chè chống chịu tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt (hạn hán, giá rét, đất chua phèn, mưa axit, sương muối...).
Lần 2: Cách lần một 7 ngày.
Từ lần 3 trở đi: Chăm sóc định kỳ 15-20 ngày/ lần.
b. Thời kỳ kinh doanh
- Phòng trử cỏ dại: Hàng năm nên làm cỏ 2 lần vào 2 thời vụ chính.
- Tưới nước cho chè: Đối với cây chè thì độ ẩm là nhân tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Những nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư cao thì có thể tưới nước cho chè khi độ ẩm đất thấp.
- Bón phân: Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối theo nhu cầu sinh trưởng của cây, ưu tiên phân hữu cơ ủ hoai mục, phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi để bón và tưới cho chè…
Sử dụng phân bón GoldTech G05
Cách pha: Pha 2ml phân bón hữu cơ sinh học với 16-18 lít nước sạch. Phun đẫm thân, cành, lá.
Lần 1: Chăm sóc ngay sau khi vừa thu hái (bằng tay hoặc bằng máy) hoặc sau khi đốn phân cấp cành, giúp phục hồi cây chè, chống khô sâu đầu cành, đánh thức tế bào sinh trưởng trên cành già, bật nhiều búp non, ra chồi khỏe, cho năng suất cao ở các lần thu hoạch kế tiếp. Giúp bật chồi ngủ trong cành già làm tăng số lượng búp, hạn chế sâu bệnh như bọ cánh tơ, thối búp, rầy hại…
Lần 2: Phun cách lần một 7 ngày.
Lần 3: Phun cách lần một 7 ngày.
Chú ý:
- Thông thường thu hoạch bằng máy thì 40-45 ngày 1 lần thu hoạch. Chăm sóc 3 lần trong khoảng 16 ngày thì rút ngắn được 45 ngày xuống còn khoảng 35-38 ngày/ lần thu hoạch.
- Sau khi đốn phân cấp cành vào vụ đông, chúng ta cần làm vệ sinh cho toàn bộ cành lá bị đốn. Tổ chức phun ngay và chăm sóc định kỳ 20 ngày 1 lần để chống khô sâu đầu cành, đảm bảo vườn chè khỏe, chịu được khô hạn, giá rét, sớm cho lứa chè xuân có năng suất, chất lượng và giá cao.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Quản lý dịch hại tổng hợp IPM: Thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ dại, vệ sinh nương đồi chè, xới xáo diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái sớm, hái kỹ để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh. Biện pháp thủ công: Loại bỏ lá bị sâu, bệnh hại, trứng rầy xanh, nhện đỏ hại, bắt giết sâu non, trưởng thành khi mật độ sâu thấp. Thu gom tàn dư mầm mống gây bệnh đem tiêu hủy làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
Biện pháp sinh học: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ hợp lý đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.
Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Khi dịch hại đến ngưỡng phòng trừ, tiến hành xử lý bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới có thời gian cách ly ngắn, nhanh phân giải, thuốc thảo mộc, thuốc sinh học.
Nguồn: BIÊN CHÂU(nongnghiep.vn)