BLOG

Phân bón Goldtech bảo vệ môi trường

06/10/2017

-

Vũ Thị Huyền

-

0 Bình luận

     Theo Bộ NN&PTNT, tính từ năm 1985 tới nay, tổng diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%. Theo tính toán, lượng phân vô cơ sử dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N+P2O5+K2O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng sử dụng của năm 1985. Ngoài phân bón vô cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại. Theo tính toán, ở nước ta hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt 30-45%, phân lân đạt 40-45%, phân kali đạt 40-45%. Hiệu suất sử dụng phân bón khác nhau tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón phân, chất lượng phân bón. Hàng năm, lượng phân bón vào đất nhưng không được cây trồng hấp thu chiếm khối lượng rất lớn: 1,77 triệu tấn ure, 2,07 triệu tấn supe lân, 344 nghìn tấn kali.

     Với tư duy bón phân tối đa sẽ giúp cây trồng đạt năng suất cao, ngoài sử dụng phân hữu cơ thì người canh tác sử dụng rất nhiều phân vô cơ, đặc biệt là phân đạm. Khi sử dụng phân vô cơ nhiều rất dễ gây ra ô nhiễm môi trường do tồn dư, nhất là khi không sử dụng theo liều lượng khuyến cáo, dẫn đến hiện tượng đất bị chua hoá, kết cấu kém đi, hàm lượng chất vôi giảm, hoạt động của vi sinh vật trong đất giảm, có sự tích tụ nitrat, kim loại nặng ở một số vùng. Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Do phân vô cơ bị bón không đúng cách và vượt quá liều lượng khuyến cáo đã làm cho Nitơ và photpho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi và Hasegawa, 1995).

     Mặt khác, phân bón vô cơ gây ảnh hưởng tới độ nén dẽ (chai cứng) đất. Đất được canh tác liên tục trong nhiều năm dưới chế độ bón phân vượt mức khuyến cáo dẫn đến tăng tích tụdư lượng phân bón hoá học trong đất. Chính lượng phân bón này làm ảnh hưởng tới sự nén dẽ của đất, tác động xấu trực tiếp tới độ phì nhiêu của đất. Khả năng thấm nước của đất bị nén dẽ giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của bộ rễ cây trồng; làm mất cân đối về thành phần chất rắn, khí và nước trong đất; giảm hoạt động của vi sinh vật; làm thay đổi các phản ứng hoá học trong đất do tình trạng thiếu oxy trong đất, tạo ra các chất mà cây không hấp thụ được; thay đổi độ pH, thay đổi lượng axit hữu cơ trong đất; Trong quá trình bón phân hoá học, thông thường cây trồng chỉ hấp thu được 30-50% lượng phân bón, dư lượng tích tụ trong đất dễ gây ảnh hưởng đến thành phần khoáng, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc đất. Đây chính là các yếu tố cấu thành tính chất vật lý của đất: dung trọng và độ xốp đất. Khi yếu tố này thấp thì cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt. Ngược lại, khi yếu tố này cao sẽ làm giảm sự phát triển của hệ rễ cây trồng, giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, nước cũng như sự phát triển của bộ rễ dẫn đến năng suất cây trồng giảm rõ rệt.

     Trước thực trạng đáng báo động từ việc lạm dụng phân bón vô cơ trong canh tác, Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ Sinh học GOLDTECH đã cho ra đời dòng sản phẩm ưu việt – phân bón hữu cơ sinh học G05 với khả năng giải quyết và khắc phục những ảnh hưởng nghiêm trọng của phân bón vô cơ. Thứ nhất, phân bón G05 giúp cải tạo đất và cân bằng pH trong đất. Độ pH thích hợp cho đất và cây có thể phát triển bình thường là trong khoảng từ 5,5 – 7. Khi đất có độ pH <5,5 (đất mang tính axit) hay >7 (đất mang tính kiềm) thì cây đều khó hấp thụ dinh dưỡng có trong đất. Với hàm lượng hữu cơ cao trong phân bón G05, độ pH trong đất sẽ được cân bằngvề ngưỡng thích hợp chocác vi sinh vật hoạt động hiệu quả, nhờ đó đẩy nhanh quá trình tạo mùn trong đất, giúp cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất đồng thời làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện thời tiết bất thuận. Thứ hai, phân bón G05 giúp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm do phân bón vô cơ gây ra. Phân bón G05 có chứa các hoạt chất dinh dưỡng dưới dạng nano – dạng siêu nhỏ (10-9m), có thể dễ dàng thẩm thấu qua các tế bào thân lá rễ và được vận chuyển nhanh chóng qua các mô bên trong cây (từ rễ lên thân lá, hoa quả và ngược lại). Nhờ đó, cây trồng sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng một cách nhanh gọn nhất mà vẫn đảm bảo năng suất cao mặc dù lượng phân dùng mỗi lần rất ít (1-2ml phân bón pha với 10-30 lít nước tùy thuộc vào từng loại cây và các giai đoạn phát triển của cây trồng). Sử dụng phân bón G05 có thể giảm được 30-50% phân bón vô cơ nhờ đó giảm được tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nước. Mặt khác, phân bón G05 có thành phần chiết xuất từ những hợp chất hữu cơ trong tự nhiên, do vậy sản phẩm có tính an toàn cao, thân thiện với môi trường, con người và các sinh vật khác.

     Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bằng cách kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, tìm kiếm các giải pháp thay thế thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng cây trồng và các chất kháng sinh, chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Mục đích mà nền nông nghiệp hữu cơ hướng tới là giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe con người và vệ sinh môi trường. Việt Nam – một quốc gia có truyền thống canh tác nông nghiệp lâu năm – đã nhận thấy tính ưu việt của sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với sức khỏe con người, môi trường sinh thái và khuyến khích hoạt động canh tác của quốc gia theo định hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Những kết quả khả quan mà phân bón hữu cơ mang lại đã củng cố niềm tin nơi doanh nghiệp, hộ nông dân, thúc đẩy đầu tư vào khoa học công nghệ và các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm sản xuất ra các sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ với chất lượng cao và năng suất vượt trội.

TAGS :

TIN MỚI