QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI THEO VietGAP
13/08/2019
-Nguyễn Thùy
-0 Bình luận
I. ĐẤT TRỒNG
Xoài thích hợp trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt pha cát có tầng đất mặt dày, thoát nước tốt pH từ 5,5 - 7,0
II. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Chuẩn bị mô:
Mô trồng Xoài có chiều cao trung bình 40-60 cm, chiều rộng đáy mô từ 60-80 cm và chiều rộng mặt mô từ 40-60 cm. Đất đắp mô tốt nhất là lớp đất mặt hoặc đất phù sa sông đã để khô ít nhất một tháng. Trước khi đắp mô, nên xới nền đất để giúp cho rễ cây Xoài có thể phát triển xuống sâu hơn. Mỗi mô nên trộn thêm từ 5-10 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng để làm cho đất tơi xốp và 0,5 kg phân lân trước khi trồng để giúp cho rễ cây phát triển mạnh. Nếu phân hữu cơ ở dạng bán phân hủy nên chuẩn bị mô trước từ 15-20 ngày để giúp cho phân tiếp tục phân hủy. Hàng năm nên bồi mô rộng ra để giúp cho rễ cây Xoài phát triển.
2. Mật độ và khoảng cách trồng:
Xoài là cây ưa sáng và có trái ở chồi tận cùng ngoài tán cây. Nếu trồng quá dày, cây sẽ che rợp lẫn nhau dẫn đến năng suất thấp nhưng trồng quá thưa những năm đầu vườn Xoài sẽ có sản lượng thấp. khoảng cách từ 6 -
3. Quản lý nước:
Hệ thống đê bao để quản lý nước trong vườn Xoài là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, đặc biệt là điều khiển cho Xoài ra hoa trái vụ. Phải chống ngập úng trong mùa mưa lũ và tưới cho cây Xoài trong mùa khô.
Cây Xoài cần đảm bảo đủ nước cho từng giai đoạn sinh trưởng, riêng giai đoạn kích thích ra hoa cần phải “xiết” nước để giúp cây ra hoa tốt.
Tóm lại, chủ động được nước là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc thâm canh cây Xoài.
4. Quản lý phân bón:
Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước tưới.
4.1. Các chất dinh dưỡng cần thiết:
Cây Xoài cần nhiều nhất là đạm, lân, kali, canxi, ma-nhê, ….
- Đạm: Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy phát triển thân lá, rất cần cho sự ra hoa và đậu trái của Xoài. Việc bón đạm cho Xoài qua sự hấp thu của rễ cũng thúc đẩy sự ra hoa nhưng không tập trung như phun qua lá.
- Lân: Hàm lượng chất lân trong chồi cao sẽ thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa, nhưng nếu nồng độ chất lân thấp sẽ không thúc đẩy sự ra hoa. Lân giúp giảm độ chua của đất.
- Kali: Kali là yếu tố quan trọng thứ hai sau đạm ảnh hưởng lên sự ra hoa của Xoài. Bón đạm kết hợp với kali sẽ giúp cải thiện đáng kể sự ra hoa, khả năng đậu trái và phẩm chất trái Xoài.
- Canxi: Canxi cần thiết cho sự phát triển vách tế bào thực vật, điều hòa pH đất tại vùng rễ, giúp các chồi non phát triển tốt, nâng cao năng suất, phẩm chất và hạn chế nứt trái.
4.2. Cách bón phân
Khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh trên vườn Xoài. Cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech G05 cho cây xoài như sau:
1. Cây ở thời kỳ sinh trưởng
Cách pha và chăm sóc:
- Tưới gốc: Pha 2ml phân bón với 10 lít nước tưới mỗi gốc 7-15 lít.
- Phun: Pha 2ml phân bón với 20 lít nước phun đẫm thân, lá, cành.
Chăm sóc định kỳ: Phun tưới định kỳ 15-20 ngày 1 lần giúp cây phát triển khỏe mạnh, nhanh khép tán, nhanh tới giai đoạn kinh doanh.
2. Cây thời kỳ kinh doanh
Cách pha và chăm sóc:
- Tưới gốc: Pha 2ml phân bón với 8-10 lít nước tưới mỗi gốc 10-20 lít.
- Phun: Pha 2ml phân bón với 16-18 lít nước phun đẫm lá và thân.
Sau khi thu hoạch, bà con nên tưới và phun để phục hồi cây, cho năng suất cao vào vụ kế tiếp. Phun tưới 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Chăm sóc định kỳ: Phun tưới định kỳ 15-20 ngày 1 lần giúp cây phát triển khỏe mạnh, tránh hiện tượng rụng hoa, quả sinh lý, giúp quả to, đẹp chất lượng cao.
CHÚ Ý:
- Trước khi phun tưới phân bón G05 nên tưới nước trước để tăng độ ẩm của đất giúp cây hấp thụ và phục hồi nhanh hơn.
- Có thể pha chung được với thuốc BVTV (trừ thuốc diệt cỏ).
- Để xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
- Lắc kỹ trước khi sử dụng.
- Hạn sử dụng xem dưới đáy chai.
I. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA NGHỊCH MÙA
1. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa Xoài:
a) Yếu tố môi trường:
Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa và là bước đầu tiên để đạt được khả năng cho năng suất cao.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp kích thích tạo mầm hoa và làm cho cây trổ bông, những năm không lạnh cây sẽ ra hoa ít và thời gian ra hoa kéo dài. Nhiệt độ vào ban đêm từ 18-20oC thuận lợi cho sự ra hoa của Xoài. Ở ĐBSCL, tháng 12-1dl có nhiệt độ thích hợp kích thích cho sự ra hoa nên Xoài thường ra hoa vào tháng 1-2 dl.
- Tạo sự khô hạn và ngập úng: Biện pháp “xiết nước” để gây “sốc” cho cây ra hoa (rất hiệu quả ở giai đoạn kích thích ra chồi đồng loạt), “tạo ngập úng” cũng là một yếu tố thúc đẩy sự ra hoa trên cây Xoài. Do đó, kết hợp hai biện pháp này cây Xoài sẽ ra hoa sớm và đáp ứng tốt với việc xử lý ra hoa nghịch mùa.
b) Giống:
Sự ra hoa của Xoài lệ thuộc nhiều vào đặc tính giống. các giống Xoài Xiêm núm, cát Chu dễ kích thích ra hoa hơn Xoài cát Hòa Lộc.
c) Tuổi của cành:
Tuổi cành cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa của Xoài. Cành còn non kích thích xoài sẽ ra đọt, trái lại cành già (lớn hơn 10 tháng tuổi do hình thành từ năm trước) thì miên trạng rất sâu nên khó kích thích ra hoa. Xoài cát Hòa Lộc kích thích ra hoa đạt hiệu quả cao khi cành 1,5-2 tháng tuổi (lá chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh đậm). Đối với Xoài cát Chu, Xiêm núm có thể kích thích ra hoa khoảng 1,5 tháng tuổi khi lá còn dẻo.
d) Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây:
Tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất năm trước có ảnh huởng rất lớn lên sự ra hoa Xoài.
- Cây xoài bị kiệt sức do đậu trái quá nhiều hoặc cho năng suất cao trong năm trước sẽ làm giảm khả năng đâm chồi và phân hóa mầm hoa ở năm tiếp theo. Do đó, những năm cây đậu trái quá nhiều cần phải tỉa bớt trái và phải bón phân nhiều hơn để cây không bị suy kiệt ở năm tiếp theo.
- Đối với cây cho trái ít ở năm trước hoặc cây đang phát triển thân lá mạnh rất khó xử lý ra hoa, nên hạn chế bón lượng phân đạm, kết hợp với phương pháp tạo sự khô hạn và sử dụng Paclobutrazol giúp cho cây Xoài ra hoa tốt hơn.
V. BAO TRÁI
-Tỉa trái: Chọn những trái phát triển đều đặn để tiến hành bao trái, để 2-4 trái/cuống.
- Bao trái:
Khi bao trái xếp miệng bao gọn gàng, kín và tạo thành hình mái nhà để không cho nước vào tiếp xúc với trái Xoài. Nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, không khuyết tật, ngăn chặn sự tấn công của côn trùng, bệnh hại như: sâu đục trái, ruồi đục trái (đối tượng kiểm dịch của các nước nhập khẩu Xoài), rệp sáp, bệnh thán thư, bệnh đốm da ếch, bệnh nứt trái xì mủ ….
Bao trái sẽ hạn chế được số lần phun thuốc hóa học từ 5 - 7 lần/vụ, giúp vỏ trái bóng đẹp, bán được giá cao, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, giúp giảm ô nhiễm môi trường và không tồn dư thuốc BVTV trên trái.
* Lưu ý: Trước khi bao trái nên tiến hành phun thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh.