QUY TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO VIETGAP
24/07/2019
-Nguyễn Thùy
-0 Bình luận
QUY TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO VIETGAP
I. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Thời vụ trồng
Cây thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm chính xuống giống thích hợp nhất: là tháng 10 – 11 và tháng 5 – 6 dương lịch.
Tốt nhất nên có kế hoạch giâm hom để chủ động xuống giống.
2. Cách đặt hom
- Đặt hom cạn 2 – 3 cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc.
- Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rễ dễ bám sát vào trụ.
- Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.
- Mỗi trụ đặt 4 hom theo từng mặt trụ.
3. Tưới nước
Cây thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không đủ nước tưới sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và làm giảm năng suất.
Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây thanh long là: Cành mới hình thành ít, sinh trưởng rất chậm, cành bị teo tóp và chuyển sang màu vàng. Ở những cây thiếu nước khi ra hoa, tỉ lệ rụng hoa ở đợt ra hoa đầu tiên cao > 80%, trái nhỏ.
Do đó, cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
Sản xuất theo VietGAP yêu cầu:
- Nước tưới cho sản xuất thanh long phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. ( TCVN 6773-2000, Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6000 - 1995 đối với nước ngầm; TCVN 5996– 1995 đối với nước sông và suối; TCVN 5994 – 1995 đối với nước ao hồ tự nhiên và nhân tạo).
- Phân tích và đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc BVTV, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước thải chưa qua xử lý trong sản xuất.
4. Tủ gốc giữ ẩm
Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, lục bình… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
5. Tỉa cành và tạo tán
Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài giai đoạn kinh doanh của cây.
- Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành không hiệu quả.
- Giai đoạn sau khi trồng, tỉa tất cả các cành chỉ để lại một cành phát triển tốt, cột áp sát cành vào cây trụ từ mặt đất tới giá đỡ.
- Trên giá đỡ, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1 – 2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2 m – 1,5 m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho trái.
- Từ năm thứ 5 trở đi, hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa cành tạo tán.
6. Cỏ dại
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc.
Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX… ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.
7. Phân bón và chất phụ gia
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên trái thanh long.
- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải được ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên.
- Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn phân bón, chất phụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).
- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).
Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long mà phải bón đầy đủ phân cho cây phát triển. Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ phân chuồng để hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước.
7.1. Phân bón lá hữu cơ sinh học G05: Để tăng cường thêm dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển tốt, có thể sử dụng thêm phân bón qua lá, rễ để bón cho cây theo khuyến cáo sau:
Giai đoạn mùa
Phun: Pha 2 ml G05 cho bình 18L ( phun đẫm tàu và trái )
Định kỳ:7 ngày phun 1 lần
Tưới gốc: pha 100 ml G05 cho 200 L nước tưới gốc định kỳ 15 ngày 1 lần
Giai đoạn chong đèn:
- Nuôi dây, nuôi tầu:
+ Pha 2 ml G05 cho bình 18 lít ( phun ướt đẫm, định kỳ 7 ngày phun 1 lần )
+ Pha 100 ml G05 cho 200 L nước tưới gốc định kỳ 15 ngày tưới 1 lần
- Sau khi chong đèn: Pha 3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm )
- Giai đoạn nuôi bông: Pha 2-3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm, định kỳ 7 ngày phun 1 lần )
- Sau khi rút bông: Pha 3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm cành và trái)
- Giai đoạn nuôi trái: Pha 3 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm cành và trái, định kỳ 7 ngày phun 1 lần )
- Giai đoạn trái chín: Pha 4 ml G05 cho bình 18 l ( phun ướt đẫm cành và trái khi thu hoạch 3 ngày )
8. Tỉa hoa, trái
Chọn 2 nụ phát triển tốt trên mỗi cành, tỉa bỏ các nụ còn lại, các nụ trên cùng một cành nên chọn ở hai mắt xa nhau. Sau khi hoa nở 5 – 7 ngày tiến hành tỉa trái, mỗi cành chỉ để lại 1 trái, chọn các trái phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh.