BLOG

QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHANH LEO ĐÀI NÔNG 1

16/08/2019

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

 

I. Thiết kế vườn, trồng mới

1. Lựa chọn vườn trồng

Địa điểm vườn nằm trong vùng quy hoạch trồng chanh leo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chú ý: Không nên trồng chanh leo trên đất mới trồng những loại cây mang bệnh nấm lở cổ rễ, các loại virus gây hại (như cây dưa, ớt... ); không trồng tại vùng đất khó tiêu thoát nước, dễ bị úng cục bộ.

2. Thiết kế vườn

Đối với nơi có địa hình dốc, chanh leo cần được trồng theo các đường đồng mức, kết hợp trồng cây che phủ đất, băng cây xanh trồng dày, thẳng góc với hướng dốc chính để chống xói mòn.

3. Mật độ, khoảng cách

Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thâm canh, có thể bố trí trồng theo các mật độ: 1.660 cây/ha (khoảng cách 3 m x 2 m); 1.330 cây/ha (khoảng cách 3 m x 2,5 m; 1.100 cây/ha (khoảng cách 3 m x 3 m); 850 cây/ha (khoảng cách 3 m x 4 m).

4. Đào hố

Kích thước hố (dài x rộng x sâu) tối thiểu đạt 50 cm x 50 cm x 50 cm, nơi đất khó đào thì nên đào hố to hơn. Khi đào để riêng lớp đất mặt (dày 20 - 25 cm) sang 1 bên, lớp đất dưới sang 1 bên.

5. Bón lót

Lượng phân bón: 10 - 15 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 2 - 3 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg vôi/hố.

Lấp 1/3 lớp đất mặt xuống hố, trộn đều lớp đất còn lại với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp đầy hố.

Chú ý: Công việc đào hố và bón lót nên hoàn thành trước khi trồng cây 15 - 20 ngày; phòng trừ mối đối với nơi có nhiều mối gây hại.

6. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng

Sử dụng cây giống nhân bằng phương pháp ghép, gốc ghép là giống chanh leo vỏ vàng.

Cây giống có nguồn gốc rõ ràng, đúng giống, bộ lá thành thục, xanh tốt, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn cây giống chanh leo xuất vườn.

7. Trồng cây

Moi một lỗ nhỏ giữa hố đã chuẩn bị, rạch bỏ túi bầu và đặt cây giống vào chính giữa hố; xới và lấp đất, lèn nhẹ cho đất tiếp xúc tốt với bầu rễ. Cây trồng xong có cổ rễ ngang với mặt đất, không trồng cây sâu trong hố. Dùng cây chống cắm xung quanh và dùng các vật liệu che chắn nhằm hạn chế gió. Làm bồn, tủ gốc, tưới nước đẫm ngay sau khi trồng.

II. Làm giàn

 Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu quả của cây chanh leo vì cây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán.

Nên làm giàn theo kiểu chữ T để giúp lạc tiên phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh.

Giàn cao 1,8 - 2,2 m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông (nên làm bằng bê tông đảm bảo chắc chắn), khoảng cách các cột theo khoảng cách trồng, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40 cm để cho cây leo.

III. Kỹ thuật chăm sóc

1. Làm bồn

Để nâng cao hiệu quả bón phân và tưới nước cần phải làm bồn cho cây. Chiều cao bồn 10 - 15 cm, kích thước bồn khi cây bước vào kinh doanh bờ bồn cách gốc khoảng 0,5 - 1 m.

2. Tưới nước, làm cỏ và tủ gốc

Cây chanh leo có bộ rễ ăn nông trên bề mặt, cần chú ý không để nước ngập úng trong mùa mưa nhưng phải đủ nước tưới trong mùa khô đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa; định kỳ tưới 2 lần/tuần vào mùa khô (nếu có điều kiện nên đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước). Làm cỏ chủ yếu dùng biện pháp thủ công, hạn chế tối đa việc làm đứt rễ, cây dễ nhiễm bệnh.

Tủ gốc giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

3. Bón phân

a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 - 6 tháng tuổi)

- Lượng phân bón:

Ure: 430g; super lân: 750g; KCL: 285g (tính cho 1 gốc).

- Thời điểm bón:

Phân đạm và kali bón sau trồng 20 ngày, các lần tiếp theo cứ 15 ngày bón 1 lần (chia đều 10 - 12 lần bón).

Phân lân bón riêng và chia hai lần bón, lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo 150 ngày sau trồng. Bón lấp xung quanh bồn, tránh gây đứt rễ.

          Chăm sóc đặc biệt bằng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech G05 trong giai đoạn này như sau:

Cách pha:

- Pha 100 ml phân bón với 1800 lít nước, tưới mỗi gốc 10-20 lít.

Cách chăm sóc:

- Lần 1: Phun và tưới gốc khi vừa trồng xong giúp bộ rễ phát triển nhanh. Cải tạo đất, giải độc cho đất làm đất tơi xốp, giảm độ chua phèn trong đất.

- Lần 2: Phun và tưới gốc cách lần 1 là 10 ngày giúp cho cây ra rễ đều, nhanh bật chồi, đọt mới.

Chăm sóc định kỳ: Phun, tưới 15-20 ngày 1 lần giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cây khỏe mạnh, rút ngắn thời gian phủ kín trụ…

b. Giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên)

- Lượng phân bón:

Ure: 1kg; super lân: 1,5kg; KCl: 1,6kg (tính cho 1 gốc/năm).

- Cách bón:

Phân đạm và kali (bón khoảng 20 lần/năm), cứ 15 - 20 ngày bón 1 lần.

Phân lân chia làm 3 lần bón, bón lấp xung quanh bồn.

Chăm sóc đặc biệt bằng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech G05 trong giai đoạn này như sau:

- Phun: Pha 100 ml phân bón với 1600 - 1800 lít nước, phun đẫm thân, cành, lá ngay sau khi tưới gốc.

Cách chăm sóc:

- Giai đoạn đầu: Áp dụng phun tưới 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5 ngày giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây.

- Chăm sóc định kỳ: Định kỳ phun tưới 20 ngày 1 lần giúp lá to, dày, dài, quả to đều, hạn chế sâu bệnh tấn công, đồng thời chống rụng hoa, quả non, giúp cây khỏe, quả chín đều, mẫu mã đẹp.

Chú ý: 

- Giai đoạn ra hoa phun sau 15h để không ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa.

- Nên kết hợp tưới gốc và phun lá sau khi cắt tỉa định kỳ

- Khi cây già yếu, bị bệnh cần tăng thêm nhiều lần phun tưới phân cho cây nhanh chóng phục hồi.

- Khi cây đã ra hoa, đậu quả non thì chỉ áp dụng tưới gốc cho cây. Sau khi đậu quả được 4 tuần thì áp dụng tưới gốc kết hợp với phun đẫm thân, cành, lá.

- Khi có dịch hại có thể pha chung với thuốc Bảo vệ thực vật (trừ thuốc diệt cỏ) giúp tăng hiệu quả của thuốc.

- Trước khi phun tưới phân nên tưới nước trước để tăng độ ẩm của đất giúp cây hấp thụ và phục hồi nhanh hơn.

- Lắc kỹ trước khi sử dụng.

- Hạn sử dụng xem dưới đáy chai.

4. Cắt tỉa, tạo tán

Cây chanh leo sinh trưởng khoẻ, phân cành nhiều, nhanh, cần cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật để cây ra nhiều hoa. Mục đích là tạo bộ khung chính mang các cành quả phân bố đều, khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt, tập trung chất dinh dưỡng cho những cành cho quả phát triển đầy đủ và cân đối, hạn chế sâu bệnh và duy trì khả năng sinh trưởng, phát triển trong những năm tiếp theo.

a. Tạo tán

Cây con trong quá trình sinh trưởng leo lên giàn cần tỉa bỏ những cành cấp một, chỉ để thân chính; khi cây cao khoảng 1m thì bấm bớt lá gốc; khi cây cách giàn từ 20 - 40 cm thì để từ 5 đến 6 cành cấp một, các cành này được phân bố đều theo các hướng trên giàn, mỗi cành cấp một để từ 4 - 5 cành cấp hai.

b. Tạo tầng

Khi cây kín giàn thì kéo các nhánh xuống phía dưới để chủ động tạo nhiều tầng sinh trưởng, nhằm tăng diện tích giàn, tăng năng suất.

c. Tỉa cành

Sau khi thu hoạch đợt quả đầu tiên cần tiến hành tỉa cành, tỉa lá cho vườn cây, công việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Cần cắt tỉa những cành lá sau:

- Cành mọc quá dày, mọc lộn xộn chồng lên nhau.

- Cành bị sâu bệnh gây hại làm chết khô.

- Cành bị che lấp trở nên còi cọc không có khả năng ra hoa, quả.

- Cành vượt sinh trưởng không bình thường, vươn dài ra.

- Cành thui chột, cành đã cho quả vụ trước.

- Các lá vàng, lá già và lá bị bệnh.

- Lá ở các quả đã lớn, đã phình to.

- Lá của những cành không cho quả.

  Khi cắt bỏ cần cắt sát những chỗ phân cành để giảm sự phát triển cành khác. Vị trí cắt cách chỗ phân cành chính từ 10 - 15 cm. Dụng cụ cắt tỉa cành phải sắc bén, cắt trong tán trước, sau đó mới ra ngoài tán; cành lớn cắt  trước, cành bé cắt sau đảm bảo sự phân bố đều của cành trên giàn. Chú ý thu dọn lá, cành ra khỏi vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ sau khi cắt tỉa.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Một số đối tượng sâu bệnh hại phổ biến trên cây chanh leo như:

- Rệp hại búp non và rệp hoa, nhện đỏ,...

- Bệnh lở cổ rễ, thối gốc, bệnh khô thân do vi rút, bệnh hại quả do nấm,...

Chú trọng áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

(Áp dụng quy trình phòng trừ cụ thể sâu bệnh hại chanh leo do Cục BVTV ban hành)

IV. Thu hoạch và bảo quản

Để đảm bảo chất lượng, phẩm chất quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao cần thu hái sau khi 2/3 vỏ quả chuyển sang màu hồng hay tím hoặc để quả chín rụng tự nhiên.

Sau mỗi lần thu hoạch cần chú ý gom toàn bộ các loại quả bị thải loại do nấm bệnh và côn trùng gây hại tập trung về một vị trí để tiêu hủy, hạn chế khả năng phát triển của sâu bệnh trên vườn.

Quả sau thu hoạch nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh đổ đống quá dày và sớm vận chuyển về nơi sơ chế để đảm bảo chất lượng và phẩm chất.

TAGS :

Goldtech G05 Phân hữu cơ sinh học

TIN MỚI