Thiếu dinh dưỡng trên cây có múi và biện pháp khắc phục
07/08/2019
-Nguyễn Thùy
-0 Bình luận
Vai trò của boron trên cây có múi
Triệu chứng tác hại do thiếu Boron
Quả phát triển một màu xám, sau đó chuyển sang màu nâu. Một số hạt giống phát triển không hoàn hảo, bị teo lại, màu nâu.
Hình 1: Triệu chứng thiếu Boron (Bo) trên lá và trái.
Vai trò của Molybden (Mo) trên cây có múi
Vai trò và triệu chứng thiếu hụt Molybden
Molybden có liên quan mật thiết tới quá trình chuyển hoá đạm trong cây, đo đó sư thiếu Molybden cũng có biểu hiện tương tự như thiếu đạm. Ở cây hai lá mầm, thiếu Mo xuất hiện màu xanh vàng ở chóp và mép lá.
Thiếu Molybden thường dẫn đến thiếu đạm do khả năng cố định đạm của cây bị hạn chế. Thiếu Molybden, cây sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc xuất hiện nhiều đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử.
Cây có múi, thiếu Molybden xuất hiện các đốm mất nước ở phần thịt rìa lá sau lan vào gần gân lá. Các đốm này dần chuyển vàng xám nâu và khô đi.
Hình 2: Triệu chứng thiếu Molybden trên lá cây có múi.
Vai trò của sắt trên cây có múi
Vai trò và triệu chứng thiếu hụt Sắt (Iron)
Sắt (Fe) được cây hấp thu dưới dạng Fe2+. Sắt là thành phần của vài enzyme hay của nhiều protein tham gia chuyển vận điện tử trong quá trình quang hợp và hô hấp. Các enzyme này bao gồm catalases, peroxidases và một số cytocrom. Cytocrom hoạt động cơ chế hô hấp của các tế bào sống. Một số các enzyme đều tham gia phản ứng oxy hóa khử trong quang hợp. Sắt không phải thành phần của diệp lục tố. Nhưng rất cần cho sự sinh tổng hợp của diệp lục tố. Thiếu sắt nhẹ, gân lá có màu xanh tối, xuất hiện ở lá non; khi thiếu trầm trọng, lá non dần dần chuyển sang màu vàng, các lá non về sau sẽ bị trắng, cây có thể rụng lá, chết cành. Thiếu sắt thường xuất hiện ở đất có pH cao hoặc đất bón nhiều vôi.
Hình 3: Triệu chứng thiếu sắt trên lá cây có múi.
Vai trò của Magnesium trên cây có múi
Quy luật phát sinh gây hại:
Triệu chứng thiếu Magnesium thường xuất hiện do: (1) Đất có tỷ lệ Magnesium thấp; (2) Bón thừa kali hay đất có tỷ lệ kali cao.
Biểu hiện đầu tiên là có những đám màu vàng rời rạc ở cả hai bên gân chính, trên những lá trưởng thành trong mùa mưa. Những đám màu vàng ngày càng lớn và hợp lại với nhau, chỉ còn ở phần cuống lá và đôi khi ở gần ngọn lá còn xanh (ở gần cuống lá có một phần màu xanh hình chữ V ngược), cuối cùng toàn bộ lá có thể bị ngã vàng. Triệu chứng thiếu Magnesium có thể chỉ xuất hiện trên 1 cành lớn hoặc 1 phần cây, trong khi phần cây còn lại có thể vẫn bình thường. Thiếu Magnesium cây rụng trái nhiều, chịu lạnh kém, cây ra quả cách năm rõ rệt. Kích thước trái của cây thiếu Magnesium thường nhỏ, hàm lượng đường và acid thấp.
Hình 4: Triệu chứng thiếu Magnesium trên lá cây có múi.
Biện pháp khắc phục:
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng phân bón hữu cơ sinh học GoldTech G05 cho cây trồng theo đúng thời kỳ:
- Giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách nhanh nhất, kịp thời theo đúng giai đoạn phát triển của cây
- Giúp cây khỏe mạnh, chống lại một số sâu bệnh hại, tránh hiện tượng rụng hoa, quả sinh lý, giúp quả to, đẹp chất lượng cao mang lại năng suất cao cho cây trồng
Hướng dẫn cụ thể cách sử dụng phân bón GoldTech G05 cho cây có múi như sau:
1. Cây ăn quả mới trồng 1 đến 2 năm tuổi
Cách pha và chăm sóc:
- Tưới gốc: Pha 2ml phân bón với 10 lít nước tưới mỗi gốc 7-15 lít.
- Phun: Pha 2ml phân bón với 20 lít nước phun đẫm thân, lá, cành.
Chăm sóc định kỳ: Phun tưới định kỳ 15-20 ngày 1 lần giúp cây phát triển khỏe mạnh, nhanh khép tán, nhanh tới giai đoạn kinh doanh.
2. Cây ăn quả kinh doanh
Cách pha và chăm sóc:
- Tưới gốc: Pha 2ml phân bón với 8-10 lít nước tưới mỗi gốc 10-20 lít.
- Phun: Pha 2ml phân bón với 16-18 lít nước phun đẫm lá và thân.
Sau khi thu hoạch, bà con nên tưới và phun để phục hồi cây, cho năng suất cao vào vụ kế tiếp. Phun tưới 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Chăm sóc định kỳ: Phun tưới định kỳ 15-20 ngày 1 lần giúp cây phát triển khỏe mạnh, tránh hiện tượng rụng hoa, quả sinh lý, giúp quả to, đẹp chất lượng cao.
Lưu ý:
a. Phục hồi vườn cam già, vàng lá gân xanh, thối rễ
- Tưới gốc: Pha 2ml phân bón với 8-10 lít nước tưới 1 gốc 15-20 lít.
- Phun: Pha 2ml phân bón với 14-16 lít nước phun đẫm lá và thân.
Tưới và phun 3-5 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ, cách nhau 7-10 ngày 1 lần, tưới gốc xong tổ chức phun ngay.
Sau khi cây hồi phục bật chồi non mới thì định kỳ chăm sóc 15-20 ngày phun tưới 1 lần để cây khỏe mạnh, tiếp tục ra hoa, tạo quả cho năng suất, chất lượng cao.
b. Giai đoạn phân hóa mầm hoa, kích thích ra hoa đậu quả
- Tưới gốc: Pha 2ml phân bón với 8-10 lít nước tưới mỗi gốc 15 lít.
- Phun: Pha 2ml phân bón với 16 lít nướcphun đẫm lá và thân.
Khi tưới xong tổ chức phun ngay. Định kỳ chăm sóc 15-20 ngày phun tưới 1 lần.
CHÚ Ý:
- Trước khi phun tưới phân bón G05 nên tưới nước trước để tăng độ ẩm của đất giúp cây hấp thụ và phục hồi nhanh hơn.
- Có thể pha chung được với thuốc BVTV (trừ thuốc diệt cỏ).
- Để xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
- Lắc kỹ trước khi sử dụng.
- Hạn sử dụng xem dưới đáy chai.