BLOG

Vai Trò Của Kali Đối Với Cây Trồng

23/12/2019

-

Nguyễn Thùy

-

0 Bình luận

Vai Trò Của Kali Đối Với Cây Trồng

1. Kali Trong Cây Trồng

  • Tỷ lệ Kali trong cây biến động trong phạm vi từ 0,5 – 6 % chất khô và lượng Kali trong thân lá thường cao hơn lượng Kali trong hạt, trong rễ và trong củ.
  • Khác vơí đạm và lân, kali không nằm trong thành phần của bất kỳ chất hữu cơ nào trong cây mà tồn tại dưới dạng ion dung dịch bào và một phần tạo phức không ổn định với các chất keo của tế bào chất.
  • Trong các loại cây trồng khác nhau thì tỷ lệ Kali ở các bộ phân cũng có sự khác biệt:

+ Các cây như: hướng dương, thuốc lá, củ cải đường và các cây có

   đủ: 4-6% trọng lượng chất khô

+ Các cây ngũ cốc: rơm r chứa 1-1,5% K2O, trong hạt tỷ lệ bằng

    0,5% chất khô.

Trong cùng một cây đang phát triển thì ở bộ phận non, ở các bộ phận hoạt động mạnh tỷ lệ Kali cao hơn ở các bộ phận già. Khi không cung cấp đủ nhu cầu thì kali ở bộ phận già được vận chuyển vào các bộ phận non, hoạt động mạnh hơn.

2. Vai Trò Của Phân Kali Đối Với Cây Trồng

  • Vai trò chung:

  • Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản.
  • Điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý, hóa keo của tế bào.
  • Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein làm năng suất cây cao hơn.
  • Tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây và khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng.
  • Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm, nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein.
  • Giúp cây giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.
  • Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn , úng, sâu bệnh
  • Vai trò đối với từng loại cây:
  • Cây công nghiệp ngắn ngày: Kali giúp tăng năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh.
  • Rau ăn lá: Kali làm tăng chất lượng rau quả, giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng tồn dư nitrat.
  • Cây ăn quả: Kali làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn, làm tăng khả năng bảo quản nông sản
  • Thiếu Kali
  • Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ.
  • Làm dư thừa đạm dẫn đến ngộ độc cây và cây dễ nhiễm bệnh, đối với cây lấy hạt thì làm tăng tỷ lệ hạt lép, cây ăn quả thì trái nhỏ, dễ bị nứt, vỏ dày.
  • Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống. Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã.

Biểu hiện: Lá cây già trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt đầu từ mép lá và lan rộng ra toàn bộ lá, sau đó lá bị khô cháy

  • Thừa Kali
  • Dư thừa Kali gây ra tình trạng đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat… Khi thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng.
  • Làm cây xanh teo rễ.

3. Các Nguồn Cung Cấp Kali

  • Kali trong đất
  • Kali trong đất biến động trong phạm vi 0,5 – 3 %, thường có từ 0,5 – 2 % K2O.
  • Hàm lượng kali trong đất phụ thuộc vào thành phần đá mẹ hình thành đất:

+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ thường nghèo kali.

+ Đất có tỷ lệ mùn, hữu cơ cao thì hàm lượng kali cũng cao.

  • Các loại phân kali
  • Muối kali thiên nhiên và phế phẩm công nghiệp:

+ Sylvinit (nKCl + mNaCl): 12-15 % K2O.

+ Kainit (KClMgSO4.3H2O): 10-20 % K2O.

+ Bụi ximăng: 14-38 % K2O dưới dạng cacbonat, bicabonat và sulfat kali.

+ Bột nêphêlin nghiền nhỏ: 5 – 6 % K2O.

  • Phân kali công nghiệp:

+ KCl - Clorua kali: 56 – 60 % K2O dạng hạt nhỏ có màu đỏ nhạt

                                như ớt bột, dễ tan trong nước.

+ K2SO4 - Kali sulfat: 45 – 48 % K2O là loại muối kết tinh, tan

       trong nước.

+ Patent kali hay kalimag: 29 % K2O.

+ Cloruakali điện phân: 32 – 45 % K2O

  • Tro bếp: Trong tro Kali tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước.

4. Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Kali

  • Để sử dụng phân Kali cần dựa trên nhiều yếu tố như: Loại đất, Giống cây trồng, Thời kỳ sinh trưởng, 
  • Các yếu tố khác: lưu ý khi dùng với đạm, để tăng hiệu quả cần tăng  vi chất P, S, Zn

TAGS :

TIN MỚI