Vai Trò Của Magie Với Cây Trồng
23/12/2019
-Nguyễn Thùy
-0 Bình luận
Vai Trò Của Magie Với Cây Trồng
1. Magie Trong Cây Trồng
Magie (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng của cây trồng. Lượng Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.
Trong cây trồng hàm lượng Magie gần bằng hàm lượng lưu huỳnh và cao hơn lân. Lượng MgO của một số loại:
+ 1 tấn thóc chứa 3.99kg MgO.
+ 1 tấn lúa mì có 2kg MgO và nếu tính cả rơm rạ là 3.5 kg MgO.
Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+ giống như canxi (Ca2+), lượng Mg cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Hầu hết Mg trong đất tồn tại ở dạng không thể hấp thụ trực tiếp cho cây trồng. Khoảng 5% tổng số Mg nằm ở các dạng có thể hấp thụ. Các dạng này bao gồm Mg trong đất sét, các hạt hữu cơ trong đất và Mg tan trong nước. Các mức Mg có thể hấp thụ trong đất pha cát đã tiêu hết nước ở các vùng nhiều mưa thường thấp, ở đây Mg và các cation khác (như canxi) bị rửa trôi khỏi tầng đất mặt. đất trồng có hàm lượng Ca và Mg thấp có xu hướng bị chua phèn (pH thấp).
2. Vai Trò Của Magie Đối Với Cây Trồng
- Vai trò của magie
- Là thành phần cấu tạo của Clorofin, và của các xantofin và caroten, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và tính chống chịu và chất lượng sản phẩm.
- Ảnh hưởng đến sự tạo thành gluxit, các chất béo, protit do tác động đến quá trình vận chuyển lân trong cây.
- Ảnh hưởng đến quá trình hút lân, vận chuyển lân và tạo thành các hợp chất lân dự trữ như estephotphoric, phytin
- Ảnh hưởng đến sự tạo thành các lipit. Hiện tượng này có thể do tác động đến sự vận chuyện các hợp chất có chứa lân.
- Magiê làm tăng tính trương nước của tế bào do đó tăng tính giữ nước của tế bào giúp cho cây chống hạn.
- Magiê có tác dụng đối kháng với các cation khác (Ca2+, NH4+, K+...) do đó giữ được pH thích hợp trong cây giúp cây chịu chua.
- Magie giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp đủ Magie là cho củ hạt nhiều bột, mía nhiều đường, quả ngọt hơn.
- Magie làm tăng hiệu quả phân lân và phân đạm, tham gia quá trình tổng hợp:
+ Tăng tổng hợp protein trong hạt các cây họ đâu.
+ Tham gia hình thành chất béo cho cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương,...).
+ Tham gia hình thành tinh dầu cho cây lấy tinh dầu (chè , sả, cà phê,...).
+ Tham gia hình thành nhựa mù (cao su, thông nhựa sơn).
Cấu tạo clorophyll (diệp lục)
- Thiếu magie
- Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa. Trong một số loại cây, có thể sẽ đốm đỏ hay màu tím trên lá.
- Sự biểu hiện của triệu chứng phụ thuộc rất lớn vào cường độ ánh sáng mà lá được tiếp xúc. Cây trồng ít được tiếp xúc với ánh sáng sẽ dễ thấy các triệu chứng hơn.
3. Nguồn Cung Cấp Magie.
- Phân lân nung chảy: 15 - 17% MgO.
- Photphat cứt sắt (photphat xỉ lò): 2-5% MgO.
- Phân sunphat kali – magie: 5 – 10% MgO.
- Dolomite và dolomite nung:
+ Nung từ dolomite: 29,3 - 33,3% MgO.
+ Nung từ đá vôi dolomite A: 1,5 - 5,5% MgO.
+ Nung từ đá vôi dolomite B: 15,5 - 29,3 MgO.
- Secpentin: 18-25% MgO.
- Phân borat magiê (admontit): 19% Mg.
- Quặng Dunit và Kiserit:
+ Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO.
+ Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.